Luật bản quyền theo từng quốc gia Wikipedia:Quyền_tác_giả

Wikimedia Foundation đặt trụ sở tại Hoa Kỳ và do đó hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của luật pháp Hoa Kỳ, bao gồm các luật về bản quyền. Tuy nhiên, theo Jimbo Wales, người sáng lập Wikipedia, các thành viên đóng góp vào Wikipedia nên tôn trọng luật bản quyền của các quốc gia khác, thậm chí nếu các quốc gia đó không có quan hệ bản quyền chính thức với Hoa Kỳ.

Chính quyền Liên bang Hoa Kỳ

Những tác phẩm do nhân viên dân sự và nhân viên quân sự của chính quyền liên bang Hoa Kỳ tạo ra trong khi thực hiện công vụ sẽ thuộc phạm vi công cộng theo điều luật của Hoa Kỳ (mặc dù chúng có thể được bảo hộ bản quyền bên ngoài Hoa Kỳ). Các nhân viên này nếu lúc đó đang làm việc thì vẫn chưa đủ; anh/chị ta phải thực hiện tác phẩm khi đang thực hiện nhiệm vụ của mình (ví dụ: một người lính chụp bức ảnh bằng máy ảnh cá nhân của anh/chị ta trong khi tuần tra ở Iraq sở hữu bản quyền bức ảnh đó, nhưng nó có thể xuất hiện trên một trang web của đơn vị hoặc thậm chí được trao giấy phép cho chính phủ).

Tuy nhiên, không phải tất cả tác phẩm được chính quyền Hoa Kỳ tái xuất bản đều thuộc loại này. Chính phủ Hoa Kỳ có thể sở hữu bản quyền những tác phẩm do những người khác trao cho chính phủ – ví dụ, tác phẩm do các bên trong hợp đồng tạo ra.

Bộ luật Hoa Kỳ; Văn tự 17; Chương 1; § 105 Đối tượng của bản quyền; Tác phẩm của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bảo hộ bản quyền theo văn tự này không tồn tại đối với bất cứ tác phẩm nào của Chính phủ Hoa Kỳ, nhưng Chính phủ Hoa Kỳ không được loại trừ trong việc nhận và giữ bản quyền được chuyển giao cho nó do gán, để lại, hoặc thứ khác.

Bộ luật Hoa Kỳ

Ngoài ra, hình ảnh và các phương tiện khác tìm thấy trên cách trang web .mil và .gov có thể đang sử dụng nhiếp ảnh lưu trữ thương mại do người khác sở hữu. Sẽ là hữu ích nếu kiểm tra các thông báo về quyền riêng tư và bảo mật của trang web, nhưng chỉ bằng cách gửi thư cho người quản trị trang web bạn mới chắc chắn được nó có thuộc phạm vi công cộng hay không.

Cần chú ý rằng tuy chính phủ Hoa Kỳ không tuyên bố bảo hộ bản quyền đối với tác phẩm của chính họ, các chính phủ bên ngoài Hoa Kỳ lại thường tuyên bố bản quyền đối với các tác phẩm do nhân viên của họ tạo ra (ví dụ: Bản quyền Hoàng gia tại các vương quốc Thịnh vượng chung).

Công trình của các tiểu bang Hoa Kỳ

Tương tự, đa số chính quyền tiểu bang và địa phương thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ không đưa tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng và thực sự có sở hữu bản quyền đối với tác phẩm của họ. Xin hãy cẩn thận kiểm tra thông tin bản quyền trước khi sao chép.

Các quốc gia không có quan hệ bản quyền với Hoa Kỳ

Theo Thông tư 38a của Phòng Bản quyền Hoa Kỳ, Afghanistan, Eritrea, Ethiopia, Iran, Iraq, San MarinoTurkmenistan không có bất cứ quan hệ bản quyền nào với Hoa Kỳ. Trong khi đó các quốc gia gồm Kiribati, Nauru, Palau, São Tomé và Príncipe, Somalia, Nam SudanTuvalu được liệt kê như có tình trạng bản quyền với Hoa Kỳ 'chưa rõ ràng'. Các tác phẩm đã phát hành bắt nguồn từ một trong các quốc gia này vì vậy không được giữ bản quyền tại Hoa Kỳ, bất kể luật bản quyền của các nước này ra sao. Xem 17 U.S.C. § 104(b), được trích dẫn trong Thông tư. Tuy nhiên, các tác phẩm chưa công bố được giữ bản quyền bất chấp nguồn gốc của chúng hoặc quốc tịch của tác giả, miễn là chúng vẫn chưa công bố. Xem 17 U.S.C. § 104(a).

Algérie

Điều 9 Ordonnance N°97-10 du 27 Chaoual 1417 correspondant au 6 mars 1997 relative aux droits d'auteur et aux droits voisins. của Algérie nói rằng: "Tác phẩm của Quốc gia mà được công bố hợp pháp cho công chúng có thể dùng tự do với mục đích phi thương mại, miễn là tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm và ghi rõ nguồn gốc của nó. "Tác phẩm của quốc gia", trong điều luật, có nghĩa là các tác phẩm do các cơ quan khác nhau của Quốc gia, cộng đồng địa phương, hoặc các tổ chức công cộng của một nhân vật quản lý." (bản gốc bằng tiếng Pháp). Tóm lại, chúng không được phép dùng với mục đích thương mại – được xem là không tự do theo Wikipedia và không phù hợp để sao chép.

Nga: miễn trừ bản quyền

Theo Luật bản quyền Nga năm 1993 (Федеральный закон от 9.07.1993 № 5351-1), những thứ sau đây không phải là đối tượng bản quyền:

  • văn bản chính thức (luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tình lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ);
  • ký hiệu và con dấu quốc gia (lá cờ, huy hiệu, thủ tục, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như ký hiệu và con dấu của các chính thể địa phương;
  • các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • các thường thuật tin tức về sự kiện và sự thật khách quan, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (báo cáo thông tin thường nhật, chương trình truyền hình, lịch tàu xe, và những thứ tương tự).

Bản quyền tại Nga nói chung hết hạn sau 70 năm từ sau khi tác giả mất. Các tác phẩm của tác giả đã mất trước năm 1953 thuộc phạm vi công cộng – trước năm 2004, thời hạn là 50 năm. Sự kéo dài bản quyền vào năm 2004 không có tính hồi tố (xem Luật 72-FZ, 2004 (tiếng Nga), điều 2, phần 3).

Nếu một tác phẩm không được công bố trong khi tác giả còn sống, bản quyền của nó hết hạn sau 70 năm từ khi nó được công bố hợp pháp đầu tiên (nếu tác phẩm không thuộc phạm vi công cộng trước đó). Điều này tạo ra thời hạn đối đa đối với các tác phẩm chưa công bố hoặc được công bố sau khi mất là 140 năm (nếu tác giả mất sau 1953) hoặc 120 năm (nếu tác giả mất trước 1953, VÀ tác phẩm của họ được công bố trước năm 2003).

Nếu một tác phẩm được công bố vô danh hoặc khuyết danh, và tác giả của nó vẫn chưa được biết đến, thì bản quyền của nó hết hạn 70 năm sau khi nó được công bố hợp pháp lần đầu tiên. Nếu tác giả được tìm ra, luật bình thường được áp dụng.

Anh Quốc

Hiệp hội Bản quyền Nhà văn cũng như Cục bản quyền của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có bản tóm tắt khá đầy đủ. Cơ sở pháp lý là Đạo luật Bản quyền, Thiết kế và Sở hữu trí tuệ 1988, và các điều chỉnh và sửa đổi sau đó. Cụ thể là đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật: bản quyền hết hạn 70 năm sau khi tác giả cuối cùng mất đi, hoặc nếu khuyết danh: 70 năm sau khi tạo ra hoặc công bố.

Văn phòng Thông tin Khu vực Công chúng của Anh, trước đây là HMSO, đã nói với chúng tôi:

Bảo hộ Bản quyền Hoàng gia của các tác phẩm đã công bố tồn tại trong vòng năm mươi năm từ cuối năm tác phẩm được công bố lần đầu. Do đó các nội dung được xuất bản [50 năm về trước], và bất kỳ tài liệu bản quyền Hoàng gia được công bố trước ngày đó, giờ đã hết bản quyền, và có thể được tái tạo tự do trên toàn thế giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Quyền_tác_giả http://www.wcauk.com/home.php?page_id=23 http://www4.law.cornell.edu/uscode/html/uscode17/u... http://www.law.uh.edu/faculty/cjoyce/copyright/rel... http://www.copyright.gov/circs/circ38a.pdf http://lexinter.net/DZ/ordonnance_relative_aux_dro... http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/ //creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/legalcode //www.gnu.org/copyleft/fdl.html //lists.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2005-Augu... //lists.wikimedia.org/pipermail/wikipedia-l/2005-M...